Chuyển đến nội dung chính

Những di tích lịch sử nên ghé thăm khi đi du lịch Đắk Lắk

Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk


Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk



Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk toạ lạc trong khuôn viên biệt điện Bảo Đại cũ. Bao quây xung quanh là những cây long não khổng lồ toả bóng mát khả một khu vực rộng lớn. Bảo tàng đươc thiết kế kết hợp hài hoà giữa nhà rông, nhà dài (Ê Đê) và nhà trệt (M’Nông). Hiện tại, bảo tàng có 3 khu vực trưng bày chính: Khu sinh học, thổ nhưỡng, địa hình của Tây Nguyên; khu văn hoá dân tộc và khu lịch sử. Du khách trong và ngoài nước đến đây có thể tìm hiểu về văn hoá bản địa mà không sợ rào cản ngôn ngữ bởi các nhân viên của bảo tàng sử dụng 4 ngôn ngữ để thuyết minh: tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Ê Đê.

Biệt điện vua Bảo Đại


Biệt điện vua Bảo Đại



Biệt điện vua Bảo Đại được xây lại từ ngôi nhà gỗ với tranh, tre, nứa… Biệt điện ngày nay được xây dựng kết hợp cả kiến trúc hiện đại và Tây Nguyên với mái ngói, sàn gỗ và một tầng hầm bê tông. Quanh khuôn viên biệt điện luôn mát rượi nhờ những bóng mát của hơn 100 cây cổ thụ xanh um. Trong đó, đặc biệt nhất là 2 cây long não với đường nét và hình dáng đẹp vào loại quý hiếm. Đây cũng là nơi trưng bày các hiện vật về 44 dân tộc đang sinh sống tại vùng đất Tây Nguyên này.

Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột



Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột


Đây là di tích có từ cuối thập niên 20, đầu thập niên 30 để giam giữ các chiến sĩ, những nhà hoạt động cách mạng mang trọng án ở khắp các tỉnh miền Trung. Điều đặc biệt là chính tù nhân là những người phải xây nên nơi sẽ giam giữ mình. Những chiến sĩ cách mạng từng ở đây có thể kể đến như: Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, Hồ Tùng Mậu, Phan Đăng Lưu, Hồng Chương, Bùi San, Trần Văn Quang, Ngô Đức Độ…

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan/Sắc tứ Khải Đoan tự



Chùa Sắc Tứ Khải Đoan/Sắc tứ Khải Đoan tự


Quy mô của ngôi chùa có thể xem như loại lớn nhất của tỉnh Đắk Lắk. Xét về lịch sử, đây cũng chính là ngôi chùa đầu tiên của khu vực Tây Nguyên (1951), được đích thân Nam Phương Hoàng Hậu trực tiếp quản lý việc thi công dưới chỉ đạo của hoàng thái hậu Đoan Huy. Ngoài ra, đây cũng là nơi cuối cùng được phong “sắc tứ” theo chế độ phong kiến ở Việt Nam.

Cho đến nay, khu vực chính điện xưa vẫn được giữ nguyên vẹn dù chùa có bổ sung thêm nhiều công trình phụ. Đây chắc chắn là nơi rất đáng để bạn khám phá khi đến với Đắk Lắk.


Nguồn: https://didulichdaklak.wordpress.com/2017/11/08/nhung-di-tich-lich-su-nen-ghe-tham-khi-di-du-lich-dak-lak

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Ẩm thực Đắk Lắk

Đắk Lắk – trái tim của Tây Nguyên, không chỉ hấp dẫn du khách bởi vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên mà còn bởi ẩm thực mới lạ, hấp dẫn làm say lòng du khách. CÀ ĐẮNG Cà đắng là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, hiện nay đã được người dân khu vực Tây Nguyên trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm, trái cà dài, to hơn cà pháo của người Kinh có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt có vị đắng rất đặc trưng. Cà đắng Cà đắng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của người dân tộc Ê Đê như nấu với cá tươi, cá khô, tép khô, thịt rừng,… Ngoài nấu chín, người Ê Đê còn ăn cà đắng sống, bằng cách giã nát cà rồi cho thêm gia vị: muối, ớt, bột ngọt, lá é, lá và củ nén. GÀ NƯỚNG BẢN ĐÔN Để có những con gà nướng ngon, hợp lòng du khách, người dân Bản Đôn phải rất công phu nuôi chọn gà và có cách làm món riêng. Trước hết, giống gà phải là gà thả vườn chính hiệu. Đất ở Bản Đôn rộng, vườn thưa, gà nuôi ở đây được thả rông tự do, thức ăn chính của

Đắk Lắk và truyền thống văn hóa, lịch sử

Đắk Lắk là tỉnh nằm trung tâm của vùng Tây Nguyên, diện tích tự nhiên 13.125 km²; phía bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía tây giáp Đắk Nông và tỉnh Mondulkiri (Campuchia) với đường biên giới dài 70 km. bản đồ tỉnh Đắk Lắk Độ cao trung bình đạt 500 – 800 m so với mực nước biển. Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của Tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Hành chính Tỉnh Đắk Lắk bao gồm thành phố Buôn Ma Thuột và 13 huyện; trong đó có 180 xã, phường, đô thị. Thành phố Buôn Ma Thuột: 13 phường và 8 xã Huyện Ea H’leo, huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn, huyện Cư M’gar, huyện Krông Búk, huyện Ea Kar, huyện M’Đrắk, huyện Krông Bông, huyện Krông Pắc, huyện Krông A Na, huyện Lăk, huyện Krông Năng, huyện Cư Kuin. Văn hoá Đồ sộ và phong phú hơn cả là kho tàng văn học bình dân với những bản sử thi, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, lời nói vần… đậm đà bản sắc dân

Những địa điểm du lịch Đắk Lắk nổi tiếng

Thắng cảnh du lịch Đăk Lắk – Hồ Lăk Đây là hồ tự nhiên có diện tích lớn nhất khu vực Tây Nguyên, cách thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 56 km về phía nam theo quốc lộ 27. Nằm cạnh tuyến đường giao thông giữa Buôn Ma Thuột và Đà Lạt. Hồ thông với con sông Krông Ana, mặt sông luôn xanh thắm. Xung quanh hồ là những dãy núi cao nên mặt hồ luôn phẳng lặng, yên bình. Đây là địa điểm du lịch chèo thuyền thú vị cho du khách. Những chiếc thuyền độc mộc lững lờ trôi trên sông, lắng nghe những âm thanh âm vang từ những cánh rừng đại ngàn bao bọc xung quanh, cho ta cảm giác như lạc về thời đại Đam San kiêu hãnh. Thắng cảnh hồ Lắk – Đắk Lắk Bởi sự yên bình, tĩnh lặng và tươi đẹp núi rừng Tây Nguyên thơ mộng, nên từ xưa vua Bảo Đại đã cho xây dựng một ngôi biệt thự ở đây để nghỉ dưỡng và vãn cảnh. Du khách đến đây cũng sẽ được tham quan ngôi biệt thự cổ này ngay ven hồ. Khu du lịch văn hóa Đắk Lắk – Buôn Đôn Khu du lịch Buôn Đôn Từ Buôn Đôn có ý nghĩa là làng Đảo theo vì nó được